Đối với các bệnh lý thoái hóa nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng, bên cạnh các phương pháp xử lý y học thì một trong những yếu tố mang tới kết quả điều trị tốt nhất chính là chế độ vận động hợp lý. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân còn hoang mang không biết thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không hay có nên chạy bộ không. Hãy cùng MSC Clinic tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thoái hoá khớp gối là bệnh gì?
Thoái hóa khớp gối hay thoái hóa sụn khớp gối là hiện tượng lớp sụn giữa các khớp bị mài mòn khiến xương ma sát với nhau, dẫn đến hình thành các gai xương và thậm chí là biến dạng khớp. Bệnh gây ra tình trạng đau, sưng cứng ở khớp gối và hạn chế tầm vận động của người bệnh.
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và cản trở vận động của người bệnh
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở mặt trước và trong khớp gối, khi cử động nghe tiếng lục cục. Sau đó cơn đau tăng lên khi vận động, đặc biệt khi đổi tư thế, đi lại hoặc lên xuống cầu thang, đồng thời xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh rất khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, không thể leo cầu thang.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối là do tuổi tác, khi quá trình lão hóa tự nhiên khiến lớp sụn mất dần theo thời gian và cơ thể không còn khả năng tổng hợp và tái tạo sụn khớp kịp thời để bù đắp.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp bao gồm:
- Di truyền hoặc bẩm sinh: Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh lý cơ xương khớp hoặc bản thân người bệnh sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về khớp gối.
- Giới tính: Phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều khả năng mắc thoái hóa khớp gối hơn so với nam giới.
- Cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh bị hao mòn và tổn thương.
- Chấn thương: Các chấn thương gây gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến lệch trục khớp gối và gây lão hóa dần dần.
- Vận động viên thể thao: Các vận động viên chơi những bộ môn cần vận động khớp gối nhiều như bóng đá, tennis, điền kinh có nguy cơ cao bị suy yếu khớp gối.
- Yếu tố nghề nghiệp: Những người làm các công việc yêu cầu đứng lâu, đi lại, leo cầu thang nhiều, phải quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng sẽ dễ gây tổn thương khớp gối hơn.
- Bệnh lý khác: Người mắc viêm khớp dạng thấp, gout, bàn chân bẹt, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn.
»» Có thể bạn quan tâm: Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối 4 giai đoạn
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn.
3. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời sẽ nghiêm trọng dần theo thời gian và dẫn đến các biến chứng:
- Mất xương: Với những bệnh nhân thoái hóa nặng, lớp sụn ở khớp gối bị mài mòn và tiêu biến dần, không thể tái tạo lại dẫn đến mất sụn và sau đó là mất xương.
- Tăng nguy cơ chấn thương: Tình trạng thoái hóa khiến khớp gối bị co cứng và đau nhức khi đi lại khiến bệnh nhân giảm khả năng giữ thăng bằng, dễ bị ngã và gặp chấn thương.
- Mất ổn định khớp: Do gân và dây chằng xung quanh khớp gối bị đứt.
- Mắc các bệnh lý khác: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nồng độ axit uric cao nên dễ dẫn đến bệnh gout. Tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… cũng là những căn bệnh có khả năng khởi phát do thoái hóa khớp gối.
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối dễ bị ngã và gặp chấn thương do khả năng giữ thăng bằng giảm sút
»» Dành cho bệnh nhân đau khớp gối: Tiêm chất nhờn khớp gối có tác dụng gì?
4. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa, bệnh nhân cũng rất quan tâm đến việc tập luyện thể thao để cải thiện tình trạng khớp gối. “Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?” là thắc mắc của khá nhiều người do đây là cách vận động đơn giản và dễ áp dụng nhất. Thực tế cho thấy với người thoái hoá khớp gối, việc đi bộ có rất nhiều lợi ích:
- Duy trì chức năng và độ linh hoạt của khớp gối.
- Tăng độ khỏe mạnh và dẻo dai cho các nhóm cơ và mô quanh khớp.
- Đốt cháy calo giúp giảm trọng lực của cơ thể lên khớp gối.
- Thúc đẩy tuần hoàn, tăng lưu thông máu ở vùng khớp, tăng cường nuôi dưỡng khớp.
Thoái hóa khớp gối có đi bộ được không?
Với những lợi ích kể trên thì câu trả lời cho câu hỏi “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ” là “Có”. Để việc đi bộ hỗ trợ quá trình phục hồi khớp gối tối đa, người bệnh cần thực hiện những điều sau:
- Trao đổi với bác sĩ về tình trạng thoái hóa khớp gối hiện tại và tiến hành kiểm tra sức khoẻ để chắc chắn rằng bệnh nhân đủ điều kiện bắt đầu quá trình luyện tập.
- Lựa chọn cung đường đi bộ phù hợp, đảm bảo các tiêu chí bằng phẳng, ít xe cộ qua lại, thoáng mát.
- Thời gian luyện tập tốt nhất là vào sáng sớm hoặc buổi tối.
- Lựa chọn quần áo và giày phù hợp, thoải mái, thuận tiện cho việc đi bộ.
- Tăng dần cường độ luyện tập từ chậm rãi đến nhanh để cơ thể làm quen.
Trong quá trình đi bộ cần chú ý:
- Khởi động kỹ càng trước khi đi bộ.
- Đếm bước đi thay vì số phút đi bộ.
- Điều chỉnh tốc độ đi bộ theo nhịp tim.
- Dừng lại nghỉ ngơi nếu thấy đau gối.
»» Đọc thêm: MSC Clinic: Phòng khám cơ xương khớp Thanh Xuân chất lượng, uy tín
Cần dừng đi bộ nếu thấy khớp gối có dấu hiệu đau nhức
5. Thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao nào khác?
5.1. Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?
Đạp xe đạp là một hoạt động tương đối nhẹ nhàng và thường được bác sĩ khuyến khích các bệnh nhân thoái hóa khớp thực hiện. Việc đạp xe đúng cách sẽ có tác dụng kích thích hoạt động bôi trơn ở các khớp, từ đó hỗ trợ phục hồi các tổn thương tại khớp. Ngoài ra, đạp xe còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện cho người bệnh như:
- Thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu tới các cơ quan, các mô cơ và lưu chuyển chất dinh dưỡng đến khớp, xương.
- Duy trì khả năng vận động của khớp, tăng sự đàn hồi dẻo dai cho vùng mô, dây chằng quanh khớp.
- Cải thiện sức mạnh cho cơ, từ đó giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.
- Giảm cholesterol, cải thiện tình trạng tim mạch và ngăn ngừa béo phì, từ đó giảm trọng lực lên xương khớp.
- Giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng, stress cho người bệnh.
Đạp xe hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối
Tuy nhiên, để việc đạp xe có hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn loại xe đạp phù hợp với thể chất, không nên sử dụng xe quá cao hoặc quá thấp.
- Đi giày thể thao phù hợp, có độ đàn hồi và lực ma sát tốt.
- Mặc trang phục thoải mái, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt; ưu tiên trang phục được làm từ chất liệu cotton.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, đai gối; mang theo bình nước và thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc túi chườm để giảm cơn đau đột ngột xuất hiện.
- Đạp xe đúng tư thế, giữ lưng thẳng, thả lỏng cơ vai, phân bổ đều lực.
5.2. Thoái hoá khớp gối có nên tập yoga không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy với bệnh nhân thoái hoá khớp, khi luyện tập yoga đúng cách sẽ rất có lợi cho sức khỏe:
- Giúp duy trì tầm vận động của khớp, tăng độ linh hoạt cho khớp và hạn chế tình trạng cứng khớp.
- Giảm đau, giảm viêm khớp.
- Tăng độ dẻo dai cho cơ và tổ chức xung quanh khớp.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể tập một số tư thế yoga đơn giản tại nhà như tư thế hình cá sấu biến thể, tư thế chiến binh II hay tư thế nhân viên.
Tư thế hình cá sấu biến thể
5.3. Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không?
Nhiều người bệnh thoái hóa khớp gối lo lắng rằng chạy bộ gây áp lực lên khớp gối và khiến tình trạng này nặng thêm. Theo chuyên gia, chạy bộ không phải là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối hoặc tăng tỉ lệ thay khớp. Ngược lại, hoạt động này còn giúp giảm các cơn đau do tổn thương khớp gối gây ra.
Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn lộ trình chạy bộ, tần suất luyện tập và tốc độ chạy phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Khởi động kỹ để làm nóng khớp gối trước khi chạy, tránh xảy ra chấn thương.
- Chọn nơi có nền đất bằng phẳng, không có độ dốc và ít chướng ngại vật.
- Sau khi hoàn thành bài tập nên đi lại chậm rãi để thả lỏng hoặc thực hiện các động tác giãn cơ, nếu dừng chạy hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi ngay lập tức có thể gây thêm áp lực và căng thẳng lên đầu gối.
- Không nên chạy bộ liên tục quá 30 phút sẽ khiến khớp gối ma sát nhiều, gây đau và sưng.
- Thời điểm chạy bộ tốt nhất là vào buổi tối hoặc sáng sớm. Chạy bộ buổi sáng giúp khởi động xương khớp, kích thích vận động; buổi tối giúp điều hoà cơ thể, cải thiện giấc ngủ, giảm cứng khớp vào ngày hôm sau.
- Trong quá trình chạy bộ, nếu thấy khớp gối có dấu hiệu đau, nhức, sưng tấy… thì nên dừng tập và áp dụng các biện pháp giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 ngày mà không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ.
Chạy bộ giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về việc thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao nào, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không hay thoái hóa khớp gối có được chạy bộ hay không. Tuy nhiên, dù lựa chọn hình thức vận động nào, bệnh nhân cũng cần được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để xây dựng phác đồ phù hợp, đạt hiệu quả cao và tránh tối đa các chấn thương đáng tiếc.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp tại MSC Clinic, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC