int(2671)

Thoái hóa khớp xương chậu: Dấu hiệu bệnh, hệ lụy và phương pháp điều trị

thoái hóa khớp xương chậu-01" >

Thoái hóa khớp xương chậu có thể gặp phải ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn ở nam giới. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiệm trọng, thậm chí khiến người bệnh mất khả năng di chuyển hay còn gọi là liệt. Bài viết này của MSC Clinic sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa khớp xương chậu và phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

 

Cấu tạo khớp xương chậu 

 

1. Thoái hóa khớp xương chậu là gì? 

Thoái hóa xương khớp được coi là một trong những dấu hiệu báo động của tuổi già, là hậu quả sau thời gian dài hệ xương khớp bị sử dụng “quá tải” mà không được “chăm sóc” và “nuôi dưỡng” đầy đủ. Chính vì vậy, những vị trí thoái hóa đầu tiên thường là các khớp xương chịu lực chính của cơ thể như khớp háng, khớp xương chậu…

Thoái hóa khớp xương chậu là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa cột sống và xương chậu. Các khớp này nằm ở phần dưới của cột sống, đó là nơi xương chậu được kết nối với cột sống.

 

»» Tìm hiểu thêm: Bệnh lý thoái hóa khớp

 

Hình ảnh thoái hóa khớp xương chậu 

 

Thoái hóa khớp xương chậu thường kéo theo các biến chứng ở các vị trí liền kề như đau dây chằng thắt lưng, đau hông, đau nhức một hoặc hai bên chân, tê bì chân, hạn chế khả năng vận động…

2. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp xương chậu 

Thoái hóa khớp xương chậu thường do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do các thói quen không lành mạnh gây ra. Chính vì thế, các dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng khi ở giai đoạn khởi phát mà phải đến khi bệnh trở nặng mới có các triệu chứng cụ thể hơn như: 

  • Cơn đau xuất hiện nhiều ở lưng dưới, hông, mông và chạy xuống chân
  • Cơn đau tăng lên khi leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ đường xa 
  • Tầm vận động giảm, di chuyển không còn linh hoạt 
  • Có thể kèm theo sốt nhẹ
  • Sưng, nóng không rõ nguyên nhân tại vùng hông 

 

»» Mách bạn: Chẩn đoán thoái hóa khớp bằng phương pháp chụp X quang

 

Tình trạng thoái hóa gây ra cơn đau dữ dội tại vùng xương chậu

 

3. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp xương chậu 

Như đã đề cập đến ở trên, khi sụn và khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài mà không được “bảo trì” thường xuyên sẽ làm lớp sụn bảo vệ dần bị bào mòn khiến xương trượt lên nhau và dẫn đến thoái hóa. Cụ thể, đối với thoái hóa khớp xương chậu, nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Tác động của ngoại lực bên ngoài: Tai nạn giao thông, vấp ngã, chấn thương thể thao… dẫn tới hình thành các tổn thương tại khớp.
  • Mang thai: Khi mang thai, hệ thống dây chằng và khung xương chậu trong cơ thể người phụ nữ sẽ giãn nở, tạo điều kiện cho việc sinh sản. Tuy nhiên, điều này khiến các khớp lỏng lẻo và gây ra các cơn đau. Đồng thời sự thay đổi về dáng đi và gia tăng trọng lượng trong thời kỳ mang bầu sẽ gia tăng áp lực lên khớp và xương chậu, từ đó sụn khớp dễ bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa khớp xương chậu.

 

Phụ nữ mang thai dễ gặp các tổn thương vùng xương chậu 

 

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến sụn tiêu biến dần, gia tăng ma sát giữa các khớp và gây thoái hóa. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trung niên.  
  • Viêm khớp: Các bệnh viêm xương khớp mạn tính có thể gây viêm khớp ở xương chậu hoặc viêm cột sống dính khớp.
  • Nhiễm trùng: Các tình trạng nhiễm trùng khớp, nhiễm khuẩn dây chằng hoặc mô mềm quanh khớp xương chậu cũng có thể gây ra thoái hóa khớp xương chậu. Người mắc lupus ban đỏ cũng được xem là đối tượng dễ gặp thoái hóa. 
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ tạo áp lực lên các khớp chịu trọng lượng, trong đó có khớp hông và đầu gối, làm tăng nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra các protein có thể gây viêm bên trong và xung quanh khớp xương chậu.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất sẽ khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng đi nuôi xương khớp. Ngược lại, nạp quá nhiều đường hoặc chất béo dễ gây thừa cân, khiến xương khớp phải chịu nhiều sức nặng dẫn đến thoái hóa. Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích cũng làm giảm lượng canxi, gây loãng xương và thúc đẩy tình trạng thoái hóa khớp nặng hơn.
  • Thói quen sinh hoạt hoặc yếu tố nghề nghiệp: Những người có thói quen nằm nằm ngủ nghiêng vẹo, người làm công việc thường xuyên phải bê vác nặng, vận động viên sử dụng nhiều lực ở vùng hông dễ gặp vấn đề thoái hóa khớp xương chậu. 
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số trường hợp có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn, từ đó dễ dẫn đến hao hụt sụn khớp và hình thành thoái hóa.
  • Yếu tố bẩm sinh: Một số người sinh ra với tình trạng xương, khớp bị dị tật, biến dạng có nguy cơ cao bị thoái hóa hơn những người bình thường.
  • Một số bệnh chuyển hóa: Tiểu đường, gout và một số tình trạng hiếm gặp như thừa sắt trong cơ thể có thể làm tăng cơ hội phát triển bệnh.

4. Những hệ lụy khi không điều trị thoái hóa khớp xương chậu sớm 

 

Người bệnh thoái hóa khớp xương chậu bị hạn chế tầm vận động

 

Thoái hóa khớp xương chậu nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn, khó điều trị hơn và thời gian chữa trị sẽ kéo dài. Bệnh có thể dẫn đến các hệ lụy như: 

  • Tăng diện tích thoái hóa do xương cọ sát, bào mòn gây biến dạng khớp, viêm quanh khớp.
  • Đi lại khó khăn, không thể đứng hoặc ngồi lâu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Người bệnh không thể vận động còn có thể gặp phải tình trạng teo cơ quanh khớp xương chậu.
  • Mất cân bằng và yếu cơ có thể làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Đau nhức các vùng cơ liên quan như đùi, hông; cơn đau kéo dài kể cả khi ngủ.
  • Trường hợp bệnh tiến triển nặng thậm chí có thể gây bại liệt.

5. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp xương chậu

 

»» Giải đáp thắc mắc của bạn: Thoái hóa khớp có chữa được không?

 

5.1. Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng một nhóm hoặc phối hợp sử dụng các nhóm thuốc sau đây:

 

Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thường được sử dụng để giảm các cơn đau nhức vùng khớp chậu

 

  • Thuốc giảm đau giúp hạn chế cơn đau, nhức
  • Thuốc giãn cơ giúp giảm các cơn co thắt tại vùng xương chậu
  • Một số loại thuốc hỗ trợ sụn khớp giúp tăng cường chức năng sụn

Đối với người bệnh đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, cần trao đổi với bác sĩ và thận trọng khi dùng thuốc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

5.2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có hiệu quả tăng cường độ dẻo dai cho các khớp sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau và cử động khớp thoải mái hơn. Nên kết hợp cả bài tập vận động lẫn tăng cường sức mạnh cơ, khớp để khôi phục tối đa độ linh hoạt và chắc chắn của khớp xương chậu. Bệnh nhân có thể tự tập vật lý trị liệu tại nhà hoặc thực hiện với kỹ thuật viên tại cơ sở điều trị bệnh. Tuy nhiên cần tham khảo tư vấn của chuyên gia cơ xương khớp để được thiết kế bài tập phù hợp, tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

 

Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp

5.3. Tiêm nội khớp

Đây là phương pháp đưa thuốc/hoạt chất trực tiếp vào ổ khớp hoặc mô mềm quanh khớp xương chậu cho hiệu quả giảm đau, viêm, sưng tức thì, giảm tăng sinh màng hoạt dịch và bổ sung chất nhầy cho khớp giúp khắc phục tình trạng cứng khớp, phục hồi khả năng đi lại, vận động cho người bệnh, đồng thời tăng cường đề kháng ngăn ngừa thoái hóa tái phát. Tiêm nội khớp an toàn, tác dụng nhanh, ít xâm lấn, được áp dụng phổ biến đối với các phương pháp tiêm corticoid, Hyaluronic Acid, collagen và huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

Tiêm nội khớp kết hợp nội soi cho bệnh nhân có khớp xương chậu thoái hóa

 

Tiêm nội khớp cần được thực hiện trong phòng tiêm đạt tiêu chuẩn vô khuẩn, vô trùng cao nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

5.4. Phẫu thuật khớp

Trong trường hợp thoái hóa khớp xương chậu tiến triển nặng và người bệnh không đáp ứng các phương pháp không xâm lấn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật khớp. Có hai hình thức phẫu thuật khớp bao gồm:

  • Thay thế khớp xương chậu bị thoái hóa bằng khớp nhân tạo giúp khôi phục khả năng vận động
  • Cắt bỏ phần xương và sụn bị hư hại để giảm đau và cải thiện chức năng khớp

5.5. Một số phương pháp khác

  • Liệu pháp châm cứu: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cơn đau của người bệnh để chẩn đoán thể bệnh, từ đó xác định các huyệt đạo cần châm cứu và lựa chọn kỹ thuật châm cứu phù hợp, giúp giảm đau nhức tại vùng xương chậu hiệu quả.

 

Châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng tại vùng xương chậu

 

  • Kích thích điện: Phương pháp này được thực hiện với những trường hợp thoái hóa nghiêm trọng bằng cách sử dụng dòng điện có tần số cao, tăng dần cường độ để kích thích dây thần kinh qua da và các cơ quanh xương chậu, giúp giảm đau, thư giãn cơ và giảm tần suất cơ co thắt.
  • Sóng xung kích: Nguồn sóng âm mang năng lượng cao sẽ được sử dụng để tác động vào đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở vùng xương chậu, nhờ đó cho hiệu quả giảm đau, thúc đẩy tái tạo mô mềm và xương tổn thương.

6. Điều trị thoái hóa khớp xương chậu tại MSC Clinic

6.1. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp xương chậu

Hiện nay tại phòng khám MSC Clinic ứng dụng y học tái tạo trong điều trị các bệnh lý thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp xương chậu nói riêng với mục tiêu hạn chế xâm lấn và chú trọng phục hồi chức năng khớp toàn diện. Đây là phương pháp thay thế cho chỉ định phẫu thuật nhưng vẫn cho hiệu quả tương đương và giúp ngăn ngừa tối đa các biến chứng không mong muốn cho người bệnh.

 

»» Dành cho bạn: Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu điều trị xương khớp

 

Tiêm PRP cho bệnh nhân thoái hóa khớp xương chậu tại MSC Clinic

 

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là giải pháp chính được MSC Clinic sử dụng cho các bệnh nhân thoái hóa khớp xương chậu. PRP được tách chiết từ máu tự thân nên có độ an toàn cao mà không gây phản ứng đào thải, sau khi trải qua quá trình ly tâm sẽ cho sản phẩm cuối cùng dồi dào tiểu cầu gấp 5-10 lần thông thường cùng số lượng lớn yếu tố tăng trưởng và loại bỏ tối đa hồng cầu, bạch cầu. Thông qua phương pháp tiêm nội khớp, PRP được đưa trở lại cơ thể người bệnh và làm nhiệm vụ giảm viêm sưng, đau nhức, thúc đẩy tái tạo tế bào mô và sản sinh mạch máu mới, nhờ đó đẩy lùi tình trạng thoái hóa, khôi phục độ dẻo dai cho khớp xương chậu và phục hồi tầm vận động của bệnh nhân.

6.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ điều trị thoái hóa khớp xương chậu

 

»» Có thể bạn tìm kiếm: MSC Clinic: Phòng khám cơ xương khớp chất lượng, uy tín

 

Tại Việt Nam, phòng khám MSC Clinic là một trong số ít các đơn vị tư nhân được Bộ Y tế cấp phép thực hiện thủ thuật tiêm nội khớp trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Các bác sĩ công tác tại đây đều là những chuyên gia đầu ngành cơ xương khớp, có trên 30 năm kinh nghiệm thăm khám và chữa trị các ca bệnh khó, nghiêm trọng. 100% bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tư vấn, điều trị cũng như hỗ trợ chăm sóc, phục hồi sau điều trị.

 

Bác sĩ CKII Trần Trọng Thắng trực tiếp tư vấn cho bệnh nhân tại MSC Clinic

 

Để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh cũng như đạt kết quả điều trị tốt nhất, MSC Clinic sử dụng phòng tiêm vô trùng cao đạt tiêu chuẩn của phòng phẫu thuật khi thực hiện tiêm PRP. Các trang thiết bị, máy móc tại phòng khám được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng giúp quá trình khám chữa bệnh diễn ra thuận lợi, chính xác.

Tóm lại, thoái hóa khớp xương chậu là bệnh lý cơ xương khớp nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những cơn đau kéo dài, hạn chế chức năng của khớp, thậm chí có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi thấy vùng xương chậu có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng và có hướng xử lý dứt điểm.

Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe xương khớp của bản thân cũng như phương pháp điều trị hiện đại giúp ngăn chặn tổn thương do thoái hóa xương khớp gây nên, hãy liên hệ với MSC Clinic để được hỗ trợ: 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC

Chia sẻ:

Chi tiết dịch vụ

Tìm hiểu thêm

Các dịch vụ khác

Các chuyên khoa

Tab 1
Tab 2
Tab 3
Bệnh thoái hóa khớp háng và phương pháp điều trị

Thoái hoá khớp háng được xếp vào nhóm bệnh lý xương khớp nguy hiểm ở người cao tuổi do bệnh...


Những điều cần biết về thoái hoá khớp gối ở người già

Thoái hoá khớp gối ở người già không chỉ là một căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi...


Những điều cần biết về thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay là bệnh lý thoái hóa khớp phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi, không...


Cách tập vật lý trị liệu khớp vai: 10 bài tập hướng dẫn đơn giản nhất

Khớp vai là khớp lớn và khá phức tạp, do đó rất nhiều nguyên nhân tác động có thể dẫn...


Phục hồi chức năng trật khớp vai: Nguyên tắc và phương pháp thực hiện

Trật khớp vai là một tình trạng phổ biến nhưng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng...


Phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp vai như thế nào cho an toàn, hiệu quả?

Khớp vai là một khớp lớn và có cấu tạo phức tạp. Khi bộ phận này bị tổn thương sẽ...


Các bài tập phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương

Tổn thương khớp vai gây ra những cơn đau nhức triền miên và khó khăn khi cử động, làm giảm...


Tìm hiểu về phục hồi chức năng gãy xương chậu

Gãy xương chậu là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời. Nếu không được can thiệp...


Các bài tập phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý liên quan đến cấu trúc phần mềm...


Khô khớp xương nên ăn gì? Top 10 thực phẩm bổ trợ cực tốt

Khô khớp là tình trạng lượng dịch nhờn tại ổ khớp giảm sút, khiến khớp giảm độ linh hoạt, gây...


Thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và hệ lụy

Bệnh thoái hoá khớp gối những tưởng chỉ gặp ở người già, nhưng trong cuộc sống hiện đại, căn bệnh...


Sự thật về tác dụng của đậu bắp với xương khớp

Đậu bắp là một loại thực phẩm quen thuộc trong những mâm cơm gia đình Việt. Trái đậu bắp được...


Thoái hóa khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh

Thoái hoá xương khớp là tình trạng bệnh lý phổ biến, thường gặp ở độ tuổi trung niên với biểu...


Mách bạn tác dụng của lá tía tô với xương khớp

Tía tô là một loại thảo mộc rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài công dụng làm rau gia vị...


Thoái hóa đa khớp là gì? Có nguy hiểm không? 

Thoái hóa đa khớp là bệnh lý thường xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi, với đặc trưng...


Những bài tập thoái hóa khớp vai và khớp gối dễ thực hiện tại nhà

Những bài tập có cường độ và tần suất thích hợp có thể giúp giảm đau, cứng khớp do thoái...


Thoái hóa khớp háng ở người trẻ: Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh

Hiện nay, thoái hóa khớp háng đã không còn là bệnh của người già mà đang có xu hướng trẻ...


Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt như thế nào?

Những cơn đau do thoái hoá khớp gối làm cho người bệnh gặp khó khăn cho việc di chuyển, làm...


Thoái hóa khớp có chữa được không? Và những điều cần biết

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc các bệnh lý xương khớp ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến...


Thoái hóa khớp ở người cao tuổi có điều trị khỏi không?

Theo các thống kê, có đến 85% người cao tuổi mắc thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp ở người cao...


Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đối với các bệnh lý thoái hóa nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng, bên cạnh các phương...


Chụp X quang thoái hóa khớp: Vai trò, chi phí, nơi thực hiện

Chụp X quang thoái hóa khớp là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ kiểm...


Thuốc tiêm dịch nhờn khớp gối giá bao nhiêu và những thông tin cần biết

Tiêm dịch nhờn khớp gối hay tiêm hyaluronic acid là thủ thuật cho hiệu quả cao trong điều trị thoái...


Thoái hóa xương khớp nên ăn gì? Và kiêng ăn gì?

Bệnh lý thoái hoá xương khớp là bệnh lý hay gặp và đang có xu hướng trẻ hoá. Có nhiều...


Thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp gối – Giải pháp dứt điểm thoái hóa khớp gối hiệu quả

Chất nhờn khớp gối được ví như lớp đệm êm ái giúp khớp gối cử động trơn tru, linh hoạt...


Tiêm chất nhờn khớp gối có tác dụng gì? Có nên tiêm chất nhờn khớp gối?

Tiêm chất nhờn khớp gối được biết đến là phương pháp điều trị tổn thương khớp hiệu quả, an toàn,...


Tiêm HA khớp là gì? Thông tin cần biết khi tiêm HA khớp gối

Tiêm HA khớp là liệu pháp tiêm nội khớp dùng để điều trị các bệnh khớp để giảm đau nhức,...


Tiêm PRP là gì? Những điều quan trọng cần biết về tiêm PRP

Đau cơ xương khớp gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Nhiều bệnh...


Liệu pháp đầu tay trong ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI cả 4 giai đoạn

Liệp pháp huyết tương tăng trưởng nội sinh được người bệnh phản hồi tích cực trong hiệu quả điều trị thoái...


Liệu pháp huyết tương tăng trưởng nội sinh cho cơ xương khớp: Độc quyền tại MSC Clinic

Là cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh lý cơ xương khớp, hơn ai hết MSC Clinic luôn mong...


MSC Clinic: Phòng khám cơ xương khớp Thanh Xuân chất lượng, uy tín

  Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của hệ thống cơ, xương, khớp, gây ra...


Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP bao lâu thì có kết quả?

Huyết tương giàu tiểu cầu PRP hiện là phương pháp kích thích cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ...


Tiêm PRP giá bao nhiêu? Nên chọn tiêm PRP ở đâu tốt nhất?

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP (Platelet Rich Plasma) được biết đến là phương pháp an toàn và hiệu...


Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm khi khởi phát chỉ biểu hiện bằng những cơn đau, nhức nhẹ ở vị trí cột...


Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối – Liệu pháp tái tạo

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp gối là một trong những ứng dụng quan trọng của huyết tương giàu...


Giải đáp: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhiều có tốt không?

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp được ứng dụng từ lâu trong ngành y và thẩm mỹ...


Tìm hiểu chi tiết về phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu khớp vai

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp hiện đại được áp dụng để điều trị các bệnh cơ...


Giá 1 mũi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là bao nhiêu?

Những năm gần đây, huyết tương giàu tiểu cầu đang rất được chú ý nhờ khả năng nổi bật trong...


Tổng quan về liệu pháp PRP huyết tương giàu tiểu cầu

Những năm gần đây, PRP huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh và công nhận là liệu pháp...


Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu điều trị xương khớp

Cơ xương khớp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang ngày càng có dấu hiệu trẻ...


Những lưu ý về tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ thay khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, tổn thương chính là ở sụn khớp,...


Tìm hiểu về thực hiện phục hồi chức năng cứng khớp gối

Cứng khớp gối là hiện tượng đầu gối bị co cứng làm người bệnh gặp khó khăn trong việc cử...


Hướng dẫn tập vật lý trị liệu khớp gối cơ bản – Có thể áp dụng tại nhà

Khớp gối là một khớp thường xuyên chịu lực lớn của cơ thể, do đó rất dễ dàng bị tổn...


Các bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật

Sau chấn thương, phẫu thuật,... việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp gối kết hợp vật...


Xem thêm
Rectangle
Để lại nhu cầu khám
Chọn ngày khám
Đặt lịch ngay
Hướng dẫn thăm khám