Thoái hóa khớp vai là bệnh lý tương đối phổ biến và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Ước tính ở những người trên 60 tuổi cứ 3 người thì sẽ có 1 người gặp phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp vai.
1. Thoái hóa khớp vai là gì?
Vai được cấu tạo bởi 4 khớp nhỏ hơn, gồm:
- Khớp ổ chảo và cánh tay (khớp Glenohumeral): Giúp cánh tay dễ dàng thực hiện các di chuyển như nâng tay lên cao, hạ tay xuống thấp, xoay cánh tay theo hình tròn…
- Khớp giữa xương đòn và xương ức (khớp Sternoclavicular): Là liên kết duy nhất của xương vai với xương của cơ thể, có tác dụng đảm bảo thực hiện các chuyển động như giơ tay cao quá đầu, đưa tay sang ngang.
- Khớp giữa bả vai và lồng ngực (khớp Scapulothoracic): Có tác dụng hỗ trợ hoạt động của khớp ổ chảo cánh tay – khớp có phạm vi hoạt động rộng nhất trong tổng thể cấu trúc của vai.
- Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn (khớp Acromioclavicular): Có tác dụng chính là hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu.
Thoái hóa khớp vai phải
Thoái hóa khớp vai là tình trạng tổn thương mạn tính ở sụn khớp và phần xương dưới sụn kèm theo lượng dịch khớp giảm và có sự xuất hiện của phản ứng viêm. Bệnh thường xảy ra ở khớp cùng – đòn, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tê liệt cổ, vôi hóa khớp vai…
2. Các triệu chứng thoái hóa khớp vai
Trước khi xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng, thoái hóa khớp vai có thể đã diễn ra âm thầm nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm với những triệu chứng như nhức mỏi âm ỉ khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua. Càng về sau, biểu hiện sẽ xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ tăng dần bao gồm:
- Đau khớp vai: Đau âm ỉ hoặc theo cơn, tăng lên khi vận động hay bê, vác vật nặng, giảm khi nghỉ ngơi; đau từ khớp vai rồi lan tới bả vai, cổ và ức; cơn đau có thể khiến bệnh nhân mất ngủ, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
»» Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp có chữa được không?
Đau khớp vai – triệu chứng thoái hóa khớp vai điển hình
- Cứng khớp vai: Khớp vai giảm linh hoạt và giảm tầm vận động; người bệnh bị hạn chế khi thực hiện các động tác như xoay vai, nhấc cánh tay ngay cả khi có người hỗ trợ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi chải đầu, mặc quần áo,… gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày.
Tình trạng đau và cứng khớp vai có thể tăng lên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và đỡ dần khi người bệnh thực hiện một vài động tác xoay vai nhẹ nhàng.
- Sưng khớp vai: Có thể kèm theo nóng, đỏ do có xảy ra phản ứng viêm.
- Có tiếng lục khục khi cử động khớp vai: Do sự suy giảm của các thành phần dịch khớp và sụn khớp gây tăng ma sát giữa các đầu xương tiếng lục khục ở khớp vai khi vận động.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai
Những nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa khớp vai bao gồm:
- Chấn thương: Thường gặp ở những người thường xuyên phải thực hiện các động tác liên quan tới khớp vai như chơi các môn thể thao gồm tennis, bóng chuyền, bóng chày,…; do tai nạn sinh hoạt, tại nạn giao thông gây gãy xương, trật khớp,… không được điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm và biến chứng sau phẫu thuật.
Chấn thương thể thao gây thoái hóa khớp bả vai
- Tuổi tác: Thoái hóa khớp diễn ra cùng với tình trạng lão hóa chung của cơ thể. Bệnh thoái hóa khớp vai có xu hướng tiến triển và phổ biến dần ở độ tuổi sau 50.
- Dị tật bẩm sinh: Những người có cấu trúc xương yếu hay không đúng theo giải phẫu dễ bị trật khớp vai góp phần làm tăng nguy cơ dẫn tới thoái hóa khớp vai.
- Các bệnh viêm khớp: Viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp tự miễn, gout,… thúc đẩy quá trình bào mòn sụn khớp.
- Di truyền: Người có người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ bị thoái hóa khớp vai sẽ có nguy cơ mắc bệnh sớm hơn.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ thoái hóa khớp vai cao hơn nam giới.
- Béo phì: Tình trạng béo phì tạo điều kiện cho các phản ứng viêm toàn thân xảy ra, góp phần vào sự phát triển của quá trình thoái hoá khớp vai.
4. Cách điều trị thoái hóa khớp xương vai
Thoái hóa khớp vai nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn tới biến dạng xương, teo cơ, liệt,… Tùy theo nguyên nhân và tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp. Những cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai phổ biến hiện nay gồm:
- Sử dụng thuốc uống hoặc bôi tại chỗ: Đây là cách chữa đau khớp vai hiệu quả nhanh. Các thuốc thuộc nhóm giảm đau, chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin,… giúp giảm đau trong giai đoạn cấp. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn tới viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận,…
»» Đọc thêm: 10 bài tập vật lý trị liệu khớp vai đơn giản
Thuốc uống chữa đau khớp vai
- Tiêm nội khớp: Sử dụng acid hyaluronic (HA) giảm ma sát khớp vai, corticoid ức chế miễn dịch tại chỗ giúp giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên, tiêm quá nhiều corticoid khiến tình trạng thoái hóa trở nên trầm trọng hơn, gây loãng xương, tăng đường huyết, suy giảm miễn dịch,…
- Đông y: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và uống thuốc Đông y giúp tăng cường tuần hoàn nuôi dưỡng khớp vai, làm giảm các triệu chứng đau mỏi, cứng khớp.
- Vật lý trị liệu: Sử dụng các máy móc hiện đại như điện xung, sóng ngắn, xung kích,… giúp giảm đau, giảm viêm tại chỗ và duy trì tầm vận động của khớp vai.
- Liệu pháp PRP-MSC Therapy: Giải pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) độc quyền của MSC Clinic. Liệu pháp này có những ưu điểm vượt trội như:
+ An toàn, không dị ứng: PRP được tách chiết từ chính máu tự thân của người bệnh nên tương thích, không gây dị ứng.
+ Không chỉ giảm đau hiệu quả, mà còn giúp tái tạo tổn thương: PRP-MSC sở hữu nồng độ tiểu cầu cao gấp 6-8 lần so với thông thường, cùng hơn 30 yếu tố tăng trưởng nội sinh giúp giảm đau, kháng viêm và tái tạo mô sụn đã thoái hóa, kích thích cơ thể chữa lành tự nhiên, khôi phục cấu trúc khớp vai và phục hồi khả năng vận động của khớp.
+ Rút ngắn thời gian phục hồi: Liệu pháp này đưa trực tiếp PRP vào vùng tổn thương thông qua phương pháp tiêm nội khớp, giúp đẩy nhanh tốc độ giảm đau và sửa chữa, tái tạo mô, sụn, khớp.
Liệu pháp PRP-MSC Therapy trong điều trị thoái hóa khớp vai
- Liệu pháp Huyết tương tăng trưởng nội sinh: Được coi như liệu pháp cải tiến hơn của PRP-MSC, bên cạnh chống viêm, giảm đau, tái tạo tổn thương, liệu pháp Huyết tương giàu tiểu cầu còn giúp điều hòa hệ miễn dịch, kích thích tăng trưởng tế bào, kích thích sự làm lành vết thương. Từ đó, liệu pháp này thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Phẫu thuật: Khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp vai hoặc cắt bỏ phần sụn khớp bị hư tổn. Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng phương pháp này bao gồm xuất huyết, nhiễm trùng,…
Thoái hóa khớp vai là một bệnh lý phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, cứng khớp, và sưng tấy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị thoái hóa khớp vai cần phải được thực hiện kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Không gian chăm sóc sức khỏe cao cấp tại MSC Clinic
Hãy đến với Phòng khám đa khoa MSC Clinic để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành trên 30 năm kinh nghiệm, là Trưởng/Phó khoa Cơ xương khớp bệnh viện tuyến Trung ương. MSC Clinic là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng liệu pháp y học tái tạo hiện đại, xâm lấn tối thiểu, mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị thoái hóa khớp vai. Đồng thời với hệ thống trang thiết bị hiện đại và dịch vụ khám chữa bệnh 5* phong cách Nhật Bản, MSC Clinic cam kết mang đến cho khách hàng sự chăm sóc y tế tốt nhất, giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
»» Giới thiệu cho bạn: MSC Clinic: Phòng khám cơ xương khớp chất lượng, uy tín
BSCKII Trần Trọng Thắng – 30 năm kinh nghiệm Cơ xương khớp
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC CLINIC