Thoái hoá xương khớp là tình trạng bệnh lý cơ xương khớp phổ biến, thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên. Trình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị hư hại, tổn thương dẫn đến đau nhức gây khó khăn cho vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh thoái hoá xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ gây tàn phế cho người bệnh.
Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc” khi con người vận động. Do quá tải vận động đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là tuổi tác, làm lớp sụn bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc, các mô xung quanh cũng có thể bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn tại khớp bị suy giảm, khiến các cử động tại đây trở nên khó khăn hơn, tất cả tạo nên bệnh thoái hóa xương khớp.
»» Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh lý thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp
Thoái hoá khớp thường gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng nề hơn theo thời gian và có thể dẫn đến tàn phế.
Thoái hóa xương khớp thường xảy ra ở các vị trí khớp hoạt động nhiều và phải chịu trọng lực lớn, bao gồm:
2.1. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa khớp phổ biến với biểu hiện lớp sụn bao bọc khớp gối bị bào mòn, rách hoặc tiêu biến. Khi lớp sụn bảo vệ bị mất đi, đầu xương lộ ra và chà xát lên nhau khi khớp hoạt động, gây đau đớn và viêm sưng. Một số bệnh nhân còn nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp khi vận động. Viêm khớp do thoái hóa cũng thúc đẩy sự lắng đọng canxi, hình thành các gai xương, trên phim X-quang có thể thấy rõ hình ảnh gai xương.
Thoái hoá khớp gối
2.2. Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng thường gặp ở người trung niên, bệnh tiến triển âm thầm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, thậm chí dẫn đến tàn phế. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường cảm thấy đau ở vùng khớp háng, cơn đau có thể lan sang hông, đùi và đôi khi xuống cả khớp gối cùng bên, gây khó khăn trong việc đi lại.
2.3. Thoái hóa khớp cùng chậu
Bệnh nhân thoái hóa khớp cùng chậu thường cảm thấy đau ở vùng thắt lưng và hông, có thể kèm theo cảm giác tê bì. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm.
2.4. Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
Thoái hóa ở khớp cổ tay và bàn tay thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do suy giảm lượng máu nuôi dưỡng các khớp, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho sụn khớp, gây thoái hóa.
Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
2.5. Thoái hóa khớp cổ chân
»» Dành cho bạn: Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh
Tình trạng này thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi hoặc những người có công việc yêu cầu vận động khớp cổ chân nhiều như vận động viên, diễn viên múa, cầu thủ bóng đá,… Bệnh tiến triển chậm và triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Khi bệnh nặng, bệnh nhân có thể trải qua những cơn đau nhói khi gắng sức hoặc khi có tác động trực tiếp vào khớp bị thoái hóa.
2.6. Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng thường gặp khi các gai xương hình thành gây hẹp khe khớp, kích thích rễ thần kinh cột sống, dẫn đến cơn đau kèm theo cảm giác tê bì. Cơn đau có thể lan xuống vùng bả vai và cánh tay, gây hạn chế vận động.
Thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân thoái hóa xương khớp được chia thành hai nhóm chính:
3.1. Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa xương khớp liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi tuổi tác tăng lên, hàm lượng nước trong sụn cũng tăng dần, làm giảm chất lượng sụn. Điều này khiến sụn bắt đầu thoái hóa. Khớp khi vận động trong thời gian dài sẽ gây tổn thương sụn, khiến sụn bị bào mòn và dẫn đến thoái hóa xương khớp.
3.2. Nguyên nhân thứ phát
Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hoá xương khớp
Khi bị thoái hóa khớp, bệnh nhân thường xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau:
»» Có thể bạn tìm kiếm: Thoái hóa khớp xương chậu: Dấu hiệu bệnh, hệ lụy và phương pháp điều trị
Các biểu hiện của thoái hoá xương khớp
Cách điều trị thoái hoá xương khớp ưu tiên điều trị nội khoa và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn thoái hóa khớp, làm chậm lại tình trạng thoái hóa khớp. Một số phương pháp y học hiện đại còn có thể tái tạo, phục hồi tổn thương khớp hiệu quả.
Các phương pháp chữa thoái hóa khớp bao gồm:
6.1. Tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, khi tập luyện cần tránh các bài tập nặng gây áp lực lên khớp. Những môn thể thao nhẹ nhàng thường được khuyến khích cho bệnh nhân thoái hóa khớp có thể kể đến như bơi, đạp xe, yoga….
Tập yoga giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh cơ xương khớp
6.2. Giảm cân
Giảm cân đối với người thừa cân: việc duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp giảm áp lực cho khớp, việc giảm cân đối với những người thừa cân sẽ giúp giảm đau, giảm viêm, làm chậm sự tiến triển viêm khớp.
6.3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khớp
Các dụng cụ như đai trợ lực, nẹp hỗ trợ khớp có thể giúp ổn định khớp và giảm áp lực, hạn chế tình trạng lệch trục khớp.
6.4. Thuốc điều trị
Các nhóm thuốc giảm đau, giảm viêm có thể được kê dưới dạng viên uống hoặc kem bôi ngoài da. Trong trường hợp đau nhức nặng, các nhóm thuốc corticoid có tác dụng giảm đau, HA (Hyaluronic Acid) hỗ trợ bôi trơn khớp có thể được chỉ định để tiêm nội khớp.
6.5. Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và giảm triệu chứng viêm. Phương pháp này rất dễ thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng túi chườm nóng lạnh hoặc chai nước ấm/lạnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết các trường hợp chườm nóng và các trường hợp chườm lạnh để tránh chườm sai cách.
6.6. Liệu pháp tiêm Huyết tương giàu tiểu cầu PRP
»» Mách bạn: Những điều quan trọng cần biết về tiêm PRP
Liệu pháp điều trị thoái hóa xương khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giảm đau, chống viêm mà còn giúp tái tạo tổn thương mô, sụn, khớp. PRP được tách chiết từ máu tự thân của bệnh nhân để thu được nồng độ tiểu cầu cao gấp 6-8 lần so với mức thông thường và. PRP kích thích quá trình tự phục hồi tự nhiên của cơ thể, rút ngắn thời gian phục hồi vận động khớp một cách an toàn và hiệu quả.
Huyết tương giàu tiểu cầu được chiết tách từ máu tự thân
6.7. Liệu pháp Huyết tương tăng trưởng nội sinh
Ngoài khả năng chống viêm, giảm đau và tái tạo tổn thương, liệu pháp Huyết tương tăng trưởng nội sinh còn giúp điều hòa hệ miễn dịch và kích thích tăng trưởng tế bào, đẩy nhanh quá trình lành vết thương gấp 2-3 lần so với Huyết tương giàu tiểu cầu nhờ kết hợp thêm hơn 30 yếu tố tăng trưởng nội sinh. Nhờ vậy, liệu pháp này mang lại quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương pháp thông thường.
6.8. Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu giúp duy trì và cải thiện chức năng vận động của khớp. Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết kế các bài tập cụ thể phù hợp với từng thể trạng để giúp bệnh nhân tăng cường sức mạnh cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp.
Phục hồi chức năng giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp
6.9. Phẫu thuật thay khớp
Phẫu thuật thường được cân nhắc khi các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại hoặc khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Thay khớp thường áp dụng cho các khớp lớn như khớp gối, khớp háng. Phần khớp bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng khớp nhân tạo làm từ các vật liệu sinh học đặc biệt, có tuổi thọ kéo dài khoảng 10-15 năm.
Để phòng ngừa bệnh thoái hoá xương khớp cần lưu ý:
»» Giải đáp cho bạn: Top 10 thực phẩm bổ trợ cực tốt cho bệnh khô khớp
Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D cho cơ xương khớp khỏe mạnh
Điều trị thoái hóa khớp là một trong những thế mạnh vượt trội tại Phòng khám đa khoa MSC. Tại MSC Clinic, khách hàng sẽ được điều trị bằng các phương pháp điều trị tiên tiến với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đứng đầu là BSCKII Trần Trọng Thắng. Bác sĩ Trọng Thắng đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp và từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Bên cạnh đó, khách hàng có thể lựa chọn thăm khám với ThS.BS Nguyễn Trần Trung, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E – là bệnh viện tuyến đầu trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp.
BSCKII Trần Trọng Thắng cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn vững vàng tại MSC Clinic
ThS.BS Nguyễn Trần Trung, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E
MSC Clinic tiên phong ứng dụng các liệu pháp y học tái tạo hiện đại như PRP-MSC (Huyết tương giàu tiểu cầu), Huyết tương tăng trưởng nội sinh độc quyền an toàn và xâm lấn tối thiểu, giúp điều trị thoái hóa khớp một cách bền vững mà không cần phải phẫu thuật. Các phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép, giúp bệnh nhân giảm đau nhức, tái tạo tổn thương mô sụn và cải thiện khả năng vận động hiệu quả.
Không chỉ có chuyên môn vững mạnh, MSC Clinic còn mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe đẳng cấp 5 sao theo phong cách Nhật Bản. Từ quy trình thăm khám, điều trị cho đến theo dõi sau điều trị, tất cả đều được thực hiện với tinh thần “tinh tế và tận tâm”. Với trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ… MSC Clinic cam kết mang lại kết quả điều trị tối ưu, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
»» Giới thiệu với bạn: MSC Clinic: Phòng khám cơ xương khớp chất lượng, uy tín
MSC Clinic có thế mạnh nổi bật trong khám và điều trị thoái hóa khớp
Việc điều trị kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, bệnh nhân hoàn toàn có thể làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, giảm thiểu triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị thoái hóa xương khớp tại MSC Clinic, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MSC CLINIC
Chia sẻ:
Chi tiết dịch vụ